Đất nước Benin và cô gái không mặc áo ngực
Vua sư tử lả bộ phim hoạt hình nổi tiếng với rất nhiều trẻ em trong đó có tôi. "Linh dương và sư tử" cũng là câu chuyện thường được nghe mỗi khi có chủ đề về cạnh tranh. Hai thứ nổi tiếng này đều ở châu Phi. Và, thật tình cờ tôi đã được đặt chân đến đó trong chương trình phát triển kinh tế của Hiệp hội Pháp ngữ. Lần đầu tiên trong đời. Châu Phi chủ yếu được biết đến qua sách vở, phim ảnh với ấn tượng chủ yếu là chiến tranh, dịch bệnh và nghèo đói (nếu ai còn nhớ bức tranh nổi tiếng chú kền kền rình con mồi là chú bé châu Phi). Ngoài ra, ấn tượng một chút đó là thiên nhiên hoang dã, thành phố thơ mộng qua bài hát nổi tiếng Casablanca; tuy nhiên, tổng hợp thì châu Phi là điều gì đó bí hiểm và khó giải thích.
Châu Phi vẫn được coi là cái nôi của nhân loại với bộ xương hoá thạch 200 ngàn năm ở Ethiopia. Có thể coi đây là founder của loài người. Châu Phi lại ở cạnh châu Âu giàu có, cái nôi của văn minh hiện đại. Bí ẩn này khiến nhiều người tỏ mò về châu Phi. Trăm nghe không bằng một thấy.
Benin là một nước nhỏ ở Tây phi và lịch sử lâu đời với tên gọi Dahomey. Một điều bí ẩn nữa là có quá nhiều nước châu Phi mà tên gọi nghe rất lạ tai. Điều tuyệt vời là Benin có dải bờ biển đẹp với Đại Tây dương. Tự nhiên khiến cho đa số dân cư tập trung ở khu vực bở biển, giao thông cảng biển thuận lợi. Phần lớn dân số của khoảng 15 triệu dân là tập trung ở phạm vi 100km từ bờ biển. Các nước Tây phi ven biển khác cũng tương tự.
Cotonou là thành phố phát triển nhất ở đây trong khi Porto-Nouvo là thủ đô của đất nước. Khoảng cách của hai thành phố là 1 giờ đồng hồ chạy xe oto.
Có khoảng 3 triệu dân ở Cotonou nhưng khu vực tiệm cận sự phát triển nhất chỉ khoảng 7km dọc bờ biển, gần sân bay và cảng biển. Khu vực này cũng tập trung nhiều tổ chức trọng: Đại sứ quán Hoa kỳ, Trung quốc, Nigeria, Phủ chủ tịch,... tượng chiến binh Amzone.
Kết nối là con đường đại lộ Marina 8 làn xe. Khách sạn tốt nhất cũng ở trên trục đường này đều của Accor quản lý. Các công trình đều mới nên có thể nhận định khu vực này mới được xây dựng và hầu hết 3 triệu dân thành phố lớn nhất không sống ở khu vực này. Đây là khu vực chủ yếu cho người nước ngoài và quan chức ngoại giao: giao thông mới, siêu thị nước ngoài, gần bãi biển đẹp nhất nước,...
Đây cũng là cách tiếp cận của chính phủ về phát triển kinh tế. Mở cửa và dành những điều kiện tốt nhất họ có cho những nhà đầu tư nước ngoài tới đây làm ăn. Tổng thu nhập quốc dân dựa trên sức mua tương đương bình quân đầu người (PPP) khoảng 4000usd so với Việt nam là 14.000USD (2023) và tương đương với Việt nam năm 2006 (4.170usd), khoảng cách 17 năm. Vậy nên, đa số dân cư còn nghèo đói với 80% dân số tham gia thị trường lao động kể cả trẻ em (vậy mà vẫn nghèo) và cách chính phủ dành một khu vực tốt cho người nước ngoài là một điểm cộng. Và cũng rất dễ hiểu, khi bạn bắt gặp người dân lao động chăm chỉ và hào hứng với các cơ hội phát triển kinh tế. Mình có cảm nhận chỉ lần tới quay lại, mình sẽ không còn nhận ra thành phố này nữa. À, một điều thú vị là ở đây chưa thấy toà nhà nào cao quá 8 tầng.
Các nhà hàng, quán bar với các anh trai phì phèo shisa tập trung ở khu trung tâm. Một bữa ăn nhẹ nhàng ở đó tốn ít nhất 5000 XOF chưa kể đồ uống, một chai bia local từ 1500-2000XOF. Mức chi phí ở khu vực này tương phản hoàn toàn với khu chợ Dantokpa (mở từ năm 1963). Mình đã thuê chiếc xe 3 bánh và trả 1000 đồng cho quãng đường hơn 6km từ khách sạn đến khu chợ này. Với diện tích công bố khoảng 20 héc ta, khu chợ rộng nhất Tây Phi. Đây là khu chợ ngoài trời và giống như những khu chợ quê Việt nam nhưng ở quy mô cực lớn.
Chợ bán buôn bán lẻ, đủ chủng loại từ đồ ăn đến đồ sinh hoạt, quần áo, trang sức, điện gia dụng,... cái gì cũng có. Hàng hoá có lẽ đa phần là chất lượng thấp, rẻ tiền, các đồ ăn được chế biến tại chỗ. Mình đến lúc tầm trưa, đông đúc ồn ào, hàng hoá thuận mua vừa bán chứ không niêm yết giá. Khu chợ có rất nhiều toà nhà hoang, bỏ không bên cạnh những con kênh đầy rác và nổng nặc mùi nước tiểu (mọi người rất tự nhiên đi tiểu ngay giữa chợ) khiến mình như lạc vào 1 thế giới khác vậy. 6km mà khoảng cách như là 10 năm vậy.
Điện, di động và xăng dầu là hai thứ cơ bản của xã hội phát triển. Điện được ưu tiên cho khu vực trung tâm, cảng biển, khu đô thị mới. Chỉ cần đi khoảng 4km vào lúc 7h tối mùa hè, là bạn thấy bóng tối bao trùm đa số con đường. Rất khó quan sát vì màu da của họ. Nếu nhìn từ trên cao xuống, chắc chỉ thấy những mảng sáng lốm đốm. Benin với địa hình khá phẳng nên rất khó phát triển thuỷ điện, mà chủ yếu là nhập khẩu điện từ Nigeria và dựa vào các nguồn khí tự nhiên nhưng hiêu suất không cao. Khách sạn mình ở vẫn thường phát máy nổ để có điện bổ sung. Còn quá nhiều điều mà Benin và chính quyền phải xử lý trên hành trình phát triển. Đây cũng là điểu bình thường của bất kỳ quốc gia nào trong giai đoạn đầu, quan trọng là những người lãnh đạo đất nước có tâm (mà mình nge nói đất nước này may mắn đang có).
Lần đầu tới châu Phi, mình hạ cánh ở Cotonou và di chuyển về khách sạn trên con đường mới khanh trang chưa tới 5 phút. Ngồi bên cạnh bờ biển Đại Tây dương nghe gió biển vivu mát rượi, mơn trớn da mặt, mình cứ ngỡ đang ở châu Âu. Nhưng, chỉ cần đi vài bước là 1 thế giới hoàn toàn khác: hôi hám, ồn ào, bẩn thỉu... và những cô gái không mặc áo ngực, tay giữ những thúng hàng trên đường chợ Tokpa. Benin hay Cotonou như những cô gái đó, có gì đó rất hấp dẫn và đầy mê hoặc bên dưới mảnh áo nhàu nhĩ tối màu. Hi vọng cô gái ấy trở nên bừng sáng và đầy năng lượng đáng yêu bên bờ đại dương trong một ngày không xa.